top of page

Vũ Thành Long: Hành Trình Chinh Phục Data Science Từ 3 Châu Lục và Quyết Định Đột Phá Giữa Bão Dịch Covid

Vũ Thành Long - chàng trai đã từng chuyển đại học 3 lần tại 3 châu lục và bí quyết đối mặt khó khăn, thích nghi môi trường mới và chinh phục lĩnh vực Data Science tại các tập đoàn lớn (PwC & Amazon).

Anh quyết định chuyển từ Nga sang Úc vào giữa năm 2021 trong khi đang ở Việt Nam vì Covid. Anh Long chia sẻ rằng có nhiều lý do để anh đưa ra quyết định này nhưng có lẽ 3 yếu tố chính thực sự thôi thúc anh nhất đó là: 


  • Rào cản ngôn ngữ & Cơ hội việc làm: Việc xin việc làm trong khi đang học và sau tốt nghiệp tại Moscow thực sự rất khó nếu không thành thạo tiếng Nga. Vì khi bắt đầu sang Nga, tiếng Nga của anh là con số 0, mặc dù anh có tự học tiếng Nga và được dạy trên trường khá nhiều nhưng anh vẫn cảm thấy đó sẽ là 1 trong những rào cản rất lớn để phát triển sự nghiệp của mình tại đây. Anh cảm thấy, nếu mình chuyển sang một đất nước nói tiếng Anh khác, thì có lẽ mọi thứ sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. 


  • Chính sách sau tốt nghiệp: Anh là một người thích “xê dịch", anh không muốn về lại Việt Nam ngay sau khi tốt nghiệp, mặc dù anh rất yêu Việt Nam. Ở Úc, chính sách visa sau tốt nghiệp khá tốt và khả năng định cư tại đây cũng cao hơn so với Nga, đây cũng là một trong những yếu tố rất lớn để anh đưa ra quyết định của mình. 


Và tất nhiên để chạm được đến thành công, khó khăn là điều mà anh Long không khó tránh khỏi. Khó khăn đầu tiên, mà cũng là lớn nhất - đó là anh “sợ". “Sợ" bị muộn so với bạn bè, “sợ" mất thời gian và “sợ” bắt đầu lại. Anh đã từng học 1 năm ở Bách Khoa Hà Nội trước khi sang Moscow học. Chính vì thế, lúc anh đưa ra quyết định transfer qua Úc, anh đã suy nghĩ rất nhiều, vì anh tự cảm thấy lựa chọn ở tuổi 21 này đi kèm quá nhiều sự thách thức. Anh đã tự dành ra nhiều đêm để suy nghĩ xem mình đang cần gì, muốn gì và mình sẽ được gì, mất gì với lựa chọn sắp tới. Nhưng mà nghĩ đi nghĩ lại, thì anh lại thấy rằng, hình như là mình đang sợ khó khăn mà không dám làm, mà nếu không làm thật, thì chắc chắn mình sẽ tiếc lắm. Thế là sau nhiều đêm suy nghĩ, anh đã quyết tâm mình sẽ sang Úc dù có bằng giá nào đi nữa. Anh nghĩ đấy cũng là lúc mình vượt qua được khó khăn đầu tiên - “nỗi sợ" của bản thân mình. 


Thứ hai, là khó khăn mà anh nghĩ ai học tập và làm việc ở nước ngoài đều đã từng gặp phải đó là ngôn ngữ và văn hoá. Mặc dù là một người có nền tảng tiếng Anh không quá kém, nhưng anh cũng gặp rất nhiều khó khăn khi bắt đầu đi học, đi làm tại Úc. Khó khăn không phải là vì mình không hiểu được tiếng Anh, mà là mình không hiểu được câu chuyện mà các bạn bản địa đang nói. Đã có rất nhiều lần, anh không thể tham gia các cuộc hội thoại cùng đồng nghiệp chỉ vì đó là những câu chuyện mình chưa từng nghe tới. Nhưng anh nghĩ đừng vì khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ đó làm mình tự ti, làm mình sống khép kín, hãy thử mở lòng để lắng nghe những câu chuyện mới, làm bạn với những người bạn mới. Anh nghĩ nếu vượt qua được khó khăn này, thì cuộc sống ở nước ngoài sẽ thú vị hơn rất nhiều. 


Có thể mọi người đã biết, tháng 5 vừa rồi, anh Long có nhận offers từ PwC và Amazon tại Úc đều với các vị trí trong lĩnh vực Data. Anh đã chấp nhận offer từ PwC và sẽ bắt đầu công việc của mình vào cuối năm nay. Thế nên anh xin nói 1 chút về kinh nghiệm phát triển bản thân trong ngành Data để vào được Big4 và Big Tech tại Úc nhé. 


Đầu tiên và anh nghĩ là điều quan trọng nhất đã giúp mình nhiều nhất trong hành trình này là lên lộ trình phát triển bản thân ngay từ khi bắt đầu. Anh đã lên kế hoạch những điều mình cần làm, những công nghệ mình cần học, những mục tiêu mình cần đạt được ngay từ khi bắt đầu qua Úc. Chính việc lên kế hoạch này đã giúp anh không bị mất động lực, phương hướng hay bị ngợp trong suốt quá trình học tập trong một lĩnh vực thay đổi nhanh từng ngày như Data. 


Tiếp theo, anh nghĩ tìm kiếm kinh nghiệm thực tế càng sớm càng tốt. Ngay khi mới sang Úc được 6 tháng, anh đã có cơ hội làm việc tại Cancer Council Queensland - một trong những viện Ung thư hàng đầu tại Úc, được tham gia dự án dữ liệu Ung thư hàng đầu thế giới. Chính kinh nghiệm này đã giúp anh rất nhiều khi nộp hồ sơ vào các công ty lớn tại Úc sau đó. Chính vì thế anh nghĩ, không có bắt đầu nào là quá sớm cả. Nếu cách bạn nghĩ việc xin thực tập/xin việc hãy để vào năm cuối hoặc chuẩn bị ra trường thì anh nghĩ là quá muộn vì sẽ rất khó để có được công việc tốt trong lĩnh vực Data nói riêng và Công nghệ nói chung khi không có kinh nghiệm thực tế. 


Cuối cùng, anh nghĩ để phát triển tốt nhất trong ngành Data Science, anh luôn nhắc mình là tuyệt đối không được ngại học công nghệ mới. Chắc mọi người cũng biết, các công nghệ mới thì được sinh ra hàng ngày, đặc biệt là với sự phát triển mạnh của generative AI (ChatGPT, Bard,...) thì việc luôn luôn cập nhật bản thân là điều vô cùng cần thiết. Ví dụ nếu mình đã thành thạo Python, thì đừng ngại học thêm R, Matlab,... khi công ty hay vị trí mình muốn yêu cầu.  


Thêm vào đó, anh Long cũng có chia sẻ thêm những bí quyết để phát triển trong lĩnh vực Data nói riêng, cũng như Công nghệ nói chung:


1) Hãy cố gắng tự học, tự đọc, tự tìm hiểu thật nhiều. Anh nghĩ dù em có học ở trường Đại học tốt như thế nào đi chăng nữa, thì kiến thức tại trường chắc chắn không bao giờ là đủ. Để học và làm trong lĩnh vực công nghệ, hãy cố gắng tự học cho mình thêm các phần mềm mới, kỹ năng mới và công nghệ mới. Nếu không có được thói quen tự học, các bạn chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn đấy. 


2) Xác định hướng đi cho mình. Công nghệ là một ngành lớn, rất nhiều bạn chọn ngành học “Công nghệ thông tin" hay “Khoa học máy tính" nhưng khi được anh hỏi là em đang muốn học/làm vị trí nào thì lại hoàn toàn không biết có những vị trí nào và mình thích gì. Vì vậy, theo anh, đầu tiên, các bạn hãy tìm hiểu thật kỹ xem mình muốn làm gì để có thể chuẩn bị các kỹ năng, và xây dựng CV của mình tốt nhất nhé. 


3) Bắt đầu apply sớm nhất có thể. Kể cả em là sinh viên năm nhất, cũng có rất nhiều chương trình thực tập của các tập đoàn từ lớn tới nhỏ cho em lựa chọn dành riêng cho Freshman. Thế nên sẽ không bao giờ quá sớm để bắt đầu đi thực tập đâu nhé. 


4) Không được bỏ cuộc. Công nghệ là một lĩnh vực nhiều triển vọng nhưng cũng rất cạnh tranh. Việc mình bị từ chối bởi 1-2 công ty là điều hết sức bình thường. Anh đã từng được nghe và truyền cảm hứng bởi chị Linh (founder G-college), đã từng nộp gần 200 đơn xin việc và trúng tuyển 2 công ty. Nên trong đợt nộp hồ sơ vừa rồi, anh cũng đã nộp 42 công ty và cũng may mắn nhận lại được 2 công ty tại Úc. Thế nên, anh nghĩ hãy cứ “bình thường hoá" việc bị từ chối, bởi vì điều đó không có nghĩa là em không tốt mà chỉ đơn giản là em sẽ có cơ hội khác của riêng mình thôi. Thế nên, đừng bỏ cuộc nhé! 



Hy vọng những chia sẻ của anh Long đã mang lại cho các bạn thông tin hữu ích và động lực để theo đuổi đam mê trong công nghệ. Hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và không ngừng nỗ lực. Chúc các bạn thành công trong hành trình của mình!


Để giúp bạn tiếp tục khám phá và phát triển tiềm năng du học của bản thân, G-college và các Mentors đã hợp tác thành lập G-college Mentor Network. 

Đây là một cộng đồng đa dạng và giàu kinh nghiệm, nơi bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ và định hướng từ những người đã trải qua những bước đi tương tự trong hành trình du học và sự nghiệp. Hãy bắt đầu hành trình khám phá tiềm năng của bạn cùng G-college Mentor Network ngay hôm nay bằng cách ghé thăm website tại [https://www.gcollege.org/] hoặc tìm hiểu thêm thông tin và kết nối với cộng đồng G-college trên trang G-college Network page.


Group 262.png

Theo dõi để cập nhật.

facebook-circular-logo 1 (Traced).png
linkedin 1 (Traced).png
bottom of page