9 điều bạn ước nên biết trước khi du học Phần lan ( +1 điều bí mật ít ai biết)
Để chuẩn bị cho chuyến du học Phần Lan của bạn, hãy xem xét 10 điều cần biết trước khi quyết định, để đảm bảo rằng bạn đã sẵn sàng và phù hợp với hành trang trước khi bắt đầu hành trình chinh phục giấc mơ tại Phần Lan.
Trong những năm gần đây, du học Phần Lan đã trở nên phổ biến với sinh viên và học sinh Việt Nam. Đặc biệt, người đi làm cũng có nhu cầu chuyển sang học tập tại Phần Lan, bao gồm các cấp độ từ đại học đến cao học và thậm chí là học nghề. Tuy nhiên, điều quan trọng là không nên theo đuổi phong trào mà quên đi việc tìm hiểu về đất nước mình sẽ đến. Điều này sẽ khiến trải nghiệm của bạn giảm xuống đáng kể.
Du học là một hành trình thú vị và đầy thách thức, đặc biệt là khi bạn chọn đích đến là Phần Lan - một quốc gia nổi tiếng với văn hóa đa dạng, cảnh quan tuyệt đẹp và hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới. Du học Châu Âu thường là ước mơ của nhiều bạn trẻ Việt Nam, với mong muốn khám phá thế giới, thưởng ngoạn cảnh tuyết rơi lãng mạn như trong phim, gặp gỡ nhiều bạn bè từ khắp nơi và đặc biệt là mở rộng kiến thức và tư duy cá nhân. Để chuẩn bị cho chuyến du học Phần Lan của bạn, hãy xem xét 10 điều cần biết trước khi quyết định, để đảm bảo rằng bạn đã sẵn sàng và phù hợp với hành trang trước khi bắt đầu hành trình chinh phục giấc mơ tại Phần Lan.
1. Đi học được trả lương:
Một trong những yếu tố thu hút nhất của giáo dục Phần Lan là chính sách trợ cấp học tập dành cho sinh viên. Chính phủ Phần Lan cung cấp các khoản trợ cấp tài chính nhằm hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho sinh viên, giúp họ tập trung hoàn toàn vào việc học mà không phải lo lắng về vấn đề tài chính.
- Học bổng và miễn học phí: Đối với sinh viên quốc tế, nhiều trường đại học tại Phần Lan cũng cấp các suất học bổng và chương trình miễn học phí, đặc biệt là ở bậc sau đại học.
Giáo dục Phần Lan nổi bật với nhiều yếu tố vượt trội, từ chương trình học linh hoạt đến phương pháp giảng dạy sáng tạo. Thay vì tập trung vào việc kiểm tra và thi cử, hệ thống giáo dục Phần Lan chú trọng đến sự phát triển toàn diện của học sinh, khuyến khích sự sáng tạo, tư duy phản biện và kỹ năng làm việc nhóm.
2. 80% người Phần Lan nói tiếng anh rất giỏi
Ngôn ngữ chính thức ở Phần Lan là tiếng phần lan và tiếng thuỵ điển, tuy nhưng đa số người phần lan đều có thể nói tiếng anh rất giỏi từ những bạn trẻ độ tuổi cấp một cho đến những người già về hưu. Nên việc giao tiếp khi sinh sống ở Phần Lan không là rào cản lớn cho du hoc sinh và người nhập cư khi đến Phần Lan. Phần Lan có rất nhiều chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng anh. Tuy nhiên, việc học ít nhất một ít tiếng Phần Lan sẽ giúp bạn tương tác và hòa nhập tốt hơn trong cộng đồng địa phương.
3. Tuyết rơi vào mùa hè:
Khí hậu Phần Lan được biết đến là khắc nghiệt và thay đổi thất thường, là một trong số những quốc gia ở Bắc Âu, Phần Lan có sáu tháng mùa đông dài lạnh và tối, nhiệt độ có thể lạnh đến -30 độ vào những tháng mùa đông về phía bắc Phần Lan. Mùa hè đến rất muộn vào tầm cuối tháng tư và sẽ có hiện tượng ‘’ takatalvi’’ nghĩa là mùa đông thứ hai, bất ngờ tuyết rơi khi ngày trước đó đang rất nóng.
Mùa hè ở Phần Lan ngắn ngủi nhưng đầy sức sống và ánh sáng. Vào những ngày hè, mặt trời hầu như không lặn, tạo ra hiện tượng "đêm trắng" vô cùng đặc biệt, khi bầu trời vẫn sáng rực rỡ suốt đêm. Điều này mang lại cho người dân và du khách cảm giác kỳ diệu và hứng khởi, tận dụng tối đa thời gian để tham gia các hoạt động ngoài trời như cắm trại, chèo thuyền và tắm nắng.
4. Một tô phở ở Phần Lan có giá 300.000 đồng
Chi phí sinh hoạt ở Phần Lan khá thể cao, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Helsinki và Espoo. Sinh viên quốc tế phải có ít nhất 6720 euro cho một năm sinh sống ở Phần Lan, trung bình 560 euro/ mỗi tháng.
Nhà ở: nếu bạn là sinh viên, mỗi thành phố đều có công ty nhà sinh viên riêng bạn có thể ở nhà sinh viên với giá rơi vào khoảng 260-300 euro.
Ăn uống: bạn có thể học sở thích mới như tự nấu ăn ở nhà vừa vui vừa tiết kiệm, chi phí rơi vào khoảng 250 euro mỗi tháng. Còn tiết kiệm thời gian ăn uống ngoài như nhà hàng thì một tô phở sẽ có giá 12-13 euro( tương đương hơn 300.000 đồng tiền việt).
Đi lại: việc di chuyển trong thành phố có thể dễ dàng và tiết kiệm với hệ thống giao thông công cộng phát triển bao gồm metro, tàu điện, tàu lửa, xe buýt. Vé tháng cho sinh viên thường có giá khoảng 35-50 euro, tùy thành phố. Ngoài ra, xe đạp cũng là một phương tiện phổ biến và thân thiện với môi trường.
Giải trí và văn hóa: Phần Lan nổi tiếng với các hoạt động ngoài trời và văn hóa phong phú. Bạn có thể tham gia vào các câu lạc bộ, sự kiện văn hóa hay các hoạt động thể thao miễn phí hoặc với chi phí thấp. Thư viện, công viên và bảo tàng thường có các chương trình ưu đãi cho sinh viên.
5. Con người Phần Lan như cái thời tiết ở Phần Lan, lạnh nhưng bình yên
Người Phần Lan rất hướng nội, nhưng rất thân thiện và tốt bụng. Họ thường không bộc lộ cảm xúc một cách dễ dàng nhưng luôn sẵn lòng giúp đỡ khi cần. Văn hóa Phần Lan đề cao sự tôn trọng và trung thực, vì vậy giao tiếp với họ thường rất chân thành và thẳng thắn. Bên cạnh đó, người Phần Lan cũng rất yêu thiên nhiên, họ thường dành nhiều thời gian để tận hưởng những khu rừng xanh tươi, hồ nước trong veo và không khí trong lành. Những buổi dã ngoại, câu cá hoặc đi bộ đường dài là những hoạt động yêu thích của họ. Từ những điều nhỏ nhặt nhất, người Phần Lan đã tạo nên một cuộc sống giản dị nhưng đầy ý nghĩa, nơi mọi người sống hòa hợp với thiên nhiên và với nhau.
6. Đi dọn bàn kiếm tiền đi du lịch :
Mặc dù chi phí đắt đỏ ở Phần Lan, nhưng du học sinh có thể dễ dàng đi làm thêm với những công việc như làm bếp, phục vụ, dọn dẹp, chăm sóc người già, và giao báo để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống, vào mùa hè sinh viên có thể làm lên đến 30 tiếng một tuần, đã có thể rủng rĩnh đi du lịch mấy nước Châu Âu lân cận hoặc book một vé về thăm Việt nam thân yêu.
7. Cá hồi và khoai tây:
Phần Lan, với thiên nhiên hoang sơ và những hồ nước tuyệt đẹp, không chỉ nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà còn với nền ẩm thực độc đáo và phong phú. Khi nhắc đến ẩm thực Phần Lan, người ta không thể không nghĩ đến cá hồi và khoai tây
Cá Hồi - Ngôi Sao của Bữa Ăn
Cá hồi là một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất tại Phần Lan, nhờ vào hệ thống hồ nước ngọt và các vùng biển giàu tài nguyên. Dưới đây là một số món ăn nổi tiếng từ cá hồi:
1. Lohikeitto (Súp Cá Hồi): Đây là món súp cá hồi nổi tiếng của Phần Lan, kết hợp giữa cá hồi, khoai tây, cà rốt, hành tây và kem. Món ăn này không chỉ ấm áp và bổ dưỡng, mà còn rất dễ nấu, thích hợp cho những ngày đông lạnh giá.
2. Graavilohi (Cá Hồi Muối): Cá hồi tươi được muối và ướp với thì là, sau đó để lạnh trong vài giờ hoặc qua đêm. Món này thường được ăn kèm với bánh mì đen và một ít sốt mù tạt hoặc kem chua, tạo nên một hương vị tinh tế và độc đáo.
3. Savulohi (Cá Hồi Hun Khói): Cá hồi được hun khói chậm rãi trên lửa gỗ, tạo nên mùi thơm đặc trưng và vị ngon đặc biệt. Savulohi thường được dùng trong các bữa tiệc hoặc làm nguyên liệu cho các món salad.
Khoai Tây - Người Bạn Đồng Hành
Khoai tây là một phần không thể thiếu trong ẩm thực Phần Lan, là nguồn cung cấp năng lượng chính và cũng là nguyên liệu linh hoạt cho nhiều món ăn. Dưới đây là vài món khoai tây phổ biến:
1. Perunamuusi (Khoai Tây Nghiền): Khoai tây được luộc chín và nghiền nhuyễn, thường được trộn với bơ và sữa để tạo nên một món ăn mịn màng và béo ngậy. Perunamuusi thường được dùng kèm với các món thịt hoặc cá.
2. Röstiperunat (Khoai Tây Chiên Giòn): Khoai tây được bào nhỏ và chiên giòn, thường được ăn kèm với cá hồi hoặc thịt xông khói. Món ăn này có lớp vỏ ngoài giòn rụm và bên trong mềm mịn.
3. Karjalanpiirakka (Bánh Gạo Karelia): Mặc dù thành phần chính của món bánh này là gạo, nhưng nó thường được ăn kèm với một loại sốt làm từ bơ và trứng, có thể thêm khoai tây nghiền để tạo thêm hương vị.
8. Nữ thủ tướng trẻ nhất lịch sử Phần Lan: 34 tuổi
Vào năm 2019, Sanna Marin đã làm nên lịch sử khi trở thành Thủ tướng trẻ nhất của Phần Lan ở tuổi 34. Bà không chỉ thu hút sự chú ý bởi tuổi trẻ và sự năng động, mà còn bởi những cam kết mạnh mẽ đối với công bằng xã hội, bình đẳng giới và môi trường. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong xã hội và văn hóa Phần Lan, phản ánh sự thay đổi và tiến bộ vượt bậc của đất nước Bắc Âu này.
Sự kiện Sanna Marin trở thành Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử Phần Lan là minh chứng rõ ràng cho thấy đất nước này đang tiến bước mạnh mẽ trên con đường hiện đại hóa và tiến bộ. Dưới sự lãnh đạo của bà, Phần Lan không chỉ củng cố vị thế của mình trên bản đồ chính trị quốc tế mà còn lan tỏa những giá trị về bình đẳng, công bằng và bền vững. Sự thay đổi này không chỉ mang lại hy vọng và niềm tin cho người dân Phần Lan mà còn là nguồn cảm hứng cho các quốc gia khác trên thế giới.
9. Công việc đầu tiên sau tốt nghiệp là một hình trình dài:
Mặc dù người Phần Lan có khả năng nói tiếng Anh rất tốt, ngôn ngữ phổ thông hàng ngày vẫn là tiếng Phần Lan. Điều này tạo nên một rào cản lớn đối với sinh viên quốc tế và người nhập cư khi tìm việc làm, ngay cả khi họ có kinh nghiệm phong phú.
Tuy nhiên với sự phát triển không ngừng của các ngành công nghệ và dịch vụ quốc tế, cơ hội việc làm không yêu cầu tiếng Phần Lan cũng đang gia tăng. Nhiều công ty đa quốc gia đặt trụ sở tại Phần Lan sẵn sàng tuyển dụng những nhân viên có kỹ năng chuyên môn cao và tiếng Anh thành thạo.
Bên cạnh đó, chính phủ Phần Lan và các tổ chức phi chính phủ cũng hỗ trợ mạnh mẽ cho người nhập cư và sinh viên quốc tế thông qua các chương trình đào tạo nghề, tư vấn việc làm và các dịch vụ hỗ trợ khác. Những nỗ lực này giúp giảm bớt khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân mới đến.
Cuối cùng, dù rào cản ngôn ngữ là thách thức lớn, nhưng với tinh thần kiên nhẫn, nỗ lực không ngừng và sự hỗ trợ từ cộng đồng, nhiều người nhập cư và sinh viên quốc tế đã và đang gặt hái được thành công, góp phần làm phong phú thêm bức tranh đa dạng văn hóa của Phần Lan.
Điều bí mật:
G-college đã có mặt ở Phần Lan , bạn có thể dễ dàng tìm sự giúp đỡ và hỗ trợ thông tin, cũng như connect, trao đổi học hỏi từ các anh chị đi trước, đặc biệt hơn bạn có thể tham giam G-college như một volunteer để có thêm kinh nghiệm trước khi thực chiến ở một môi trường chuyên nghiệp.
Du học sinh phần lan nói gì về cuộc sống du học Phần Lan
Bạn Hồng Nhật- Cựu sinh viên trường đại học Åbo Akademy
''Phần Lan là nơi biến ước mơ khám phá thế giới của mình năm 19 tuổi thành hiện thực. Mình cảm mến đất nước này bởi sự bình yên, an toàn, vẻ đẹp thiên nhiên, cùng tính cách con người Phân Lan ít nói nhưng rất tốt bụng. Những lần mình được những người Phần Lan xa lạ giúp đỡ trả tiền hộ trên xe bus khi thẻ thanh toán của mình gặp vấn đề hay chìa khoá và ví tiền của mình được hoàn trả nguyên vẹn sau những lần vô tình để quên tại nơi công cộng là những kí ức mà mình vẫn cảm thấy rất biết ơn mỗi khi nhớ lại. Con đường mình đi ngoài những niềm vui và trải nghiệm vô giá thì đan xen vào đó cũng là những khó khăn mà bất kì du học sinh xa nhà nào cũng từng trải qua. Mùa đông kéo dài, lạnh âm dưới 0 độ, tuyết rơi dày đặc cùng trời tối gần như cả ngày không ít lần khiến mình thấy chán nản và nhớ nhà. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp ở Phần Lan cho một số ngành nghề vẫn còn tương đối khó đối với sinh viên quốc tế. Rào cản lớn nhất vẫn là việc các doanh nghiệp có xu hướng đòi hỏi tiếng Phần vốn cần thời gian rất lâu để thành thạo đối với các bạn du học sinh. Nhìn chung, khoảng thời gian 5 năm du học ở đất nước Bắc Âu này rất có ý nghĩa với mình. Đây là hành trình mình được thử thách, trưởng thành, phát triển bản thân, và có cơ hội gặp gỡ và kết thân với những người bạn rất tuyệt vời. Nếu được nhắn nhủ với phiên bản 19 tuổi của mình háo hức trước ngày du học 5 năm về trước 1 điều, mình sẽ nhắc về chuẩn bị một tinh thần mạnh mẽ và hiểu rằng không có bất kì con đường nào hoàn toàn màu hồng, kể cả tại 1 đất nước hạnh phúc nhất thế giới. Điều quan trọng là một tinh thần tích cực và cởi mở, sẵn sàng đương đầu với khó khăn và nỗ lực hết mình vì đó cũng chính là lúc mình được lớn lên và trưởng thành. ''
Bạn Xuân Nhi- Cựu sinh viên trường đại học khoa học ứng dụng Vaasa
''Cá nhân mình thấy thật may mắn về quyết định đi du học Phần Lan hồi đó, nhưng mình phải nhấn mạnh rằng nó không phải dành cho bất cứ ai.
Phần Lan rất coi trọng giáo dục nên hồi còn là học sinh, mình được nhận rất nhiều hỗ trợ và quyền lợi từ nhà nước và trường học. Ví dụ như nhận giá ưu đãi cho sinh viên, cơ sở vật chất học tập hiện đại, ... mặc dù mình chỉ theo học trường đại học ứng dụng tại một thành phố nhỏ tên Vaasa. Hầu hết những thứ cần cho việc học tập lúc nào cũng được giúp đỡ hết mức.
Để nói về cơ hội việc làm đúng ngành sau tốt nghiệp, đối với mình nó khá là vất vả, nhất là với một bằng cử nhân tiếng Anh ngành kinh doanh quốc tế từ một trường đại học ứng dụng. Công việc thực tế đòi hỏi nhiều kiến thức và kĩ năng không được dạy trong chương trình nên bạn phải tìm hiểu học ở ngoài rất nhiều.
Đời sống tinh thần là thứ nhiều người và chính bản thân mình thấy khó khăn nhất. Hơn nửa năm, từ tháng 11 đến tận tháng 3,4, đêm dài hơn ngày và tuyết rơi không ngưng nghỉ. Cảm giác lạnh lẽo và cô đơn là việc không thể tránh khỏi. Với mình thì đây là một trải nghiệm thay đổi cả cuộc đời, mình được sống ở một đất nước bình đẳng và phát triển hơn, gặt hái những trải nghiệm và kiến thức phong phú hơn và hơn cả, trở thành một người tự lập hơn.''